Tinh dầu tràm có tác dụng gì? Tinh dầu tràm có một số tác dụng như: kháng khuẩn, chống đầy bụng và khó tiêu, chống viêm và giảm đau, làm thông thoáng đường hô hấp… Tuy nhiên, tùy theo mục đích và nhu cầu sẽ có cách dùng tinh dầu phù hợp. Bài viết sau đây của OLEO sẽ giúp các bạn tìm ra cách dùng tinh dầu tràm hiệu quả, giá tốt.
>>>> XEM NGAY: Tinh dầu matxa chất lượng, tốt nhất hiện nay
Nội dung bài viết
- 1. Tinh dầu tràm có tác dụng gì đối với mẹ và bé?
- 1.1. Khả năng kháng khuẩn
- 1.2. Công dụng chống viêm giảm ho, giảm đờm
- 1.3. Trị nấm mốc, thanh lọc không khí
- 1.4. Chống virus
- 1.5. Chữa mụn nhọt, da dầu, mụn trứng cá
- 1.6. Khắc phục nấm chân
- 1.7. Mang đến lợi ích giúp thư giãn
- 1.8. Giảm ngứa do côn trùng cắn, ngăn chặn viêm da tiếp xúc
- 1.9. Giảm đau nhức xương khớp
- 1.10. Kích thích tuyến mồ hôi
- 1.11. Lợi ích giảm đau, tan bầm
- 1.12. Trị gàu và nắp nôi cho trẻ
- 1.13. Chống hôi miệng, viêm chân răng, viêm loét niêm mạc miệng
- 2. Hướng dẫn sử dụng tinh dầu tràm trong massage
- 3. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm để có tác dụng cao
- 4. Giá bán của tinh dầu tràm là bao nhiêu?
- 5. Địa chỉ mua tinh dầu tràm nguyên chất có tác dụng tốt nhất, rẻ nhất hiện nay
1. Tinh dầu tràm có tác dụng gì đối với mẹ và bé?
Tinh dầu tràm là loại tinh dầu được chiếc từ lá và cành của cây tramcó một số tác dụng như: kháng khuẩn, chống đầy bụng và khó tiêu, chống viêm và giảm đau, làm thông thoáng đường hô hấp, kháng histamin, chống co thắt phế quản, giảm ho, long đờm, chống phù nề, tăng cường quá trình tái tạo và làm liền vết thương…
1.1. Khả năng kháng khuẩn
Nhờ thành phần có đặc tính kháng khuẩn mạnh nên tinh dầu tràm trà có khả năng diệt các vi khuẩn độc hại, đặc biệt là loại vi khuẩn nhiễm trùng do Escherichia Coli, vi khuẩn tụ cầu vàng ở trẻ nhỏ (Staphylocuccus Aureus). Đặc tính kháng khuẩn này từ tràm trà có khả năng gây ức chế, phá hủy thành tế bào.

1.2. Công dụng chống viêm giảm ho, giảm đờm
Nhờ chất Terpinen-4-ol với tính kháng khuẩn có trong thành phần của tinh dầu tràm giúp làm long đờm, tan nhớt khiến cho loại tinh chất này trở nên được chuộng với nhiều người. Thử nghiệm này đã được áp dụng cho động vật và đem lại hiệu quả cho các trường hợp bị viêm, nhiễm trùng vùng miệng.
Người dùng có thể sử dụng bằng cách xông mũi, xông họng, tinh dầu sẽ làm ức chế sự phát triển của virus, làm ấm cơ thể, điều trị các chứng ho ngay lập tức.

1.3. Trị nấm mốc, thanh lọc không khí
Xông hương tinh dầu tràm trà trong nhà sẽ giúp không gian sống ngập tràn hương thơm dịu mát. Đồng thời, với khả năng kháng khuẩn thì tràm trà giúp trị nấm mốc, mùi hôi ẩm khó chịu. Nếu người thường xuyên căng thẳng và mệt mỏi thì có thể thoải mái và thư giãn hơn khi sử dụng tinh dầu trong căn phòng.

Ngoài ra, những người bị nấm da, nấm vòm họng, miệng hay các bộ phận sinh dục do Candida Albicans gây nên thì cũng có thể chữa được bằng tràm trà. Theo đó, nguyên lý của tinh dầu tràm trà là ức chế Candida Albicans bằng cách thay đổi tính thấm trên màng tế bào của loại vi khuẩn này.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy Terpinen-4-ol cũng góp phần giúp Fluconazole (1 loại thuốc kháng nấm) tăng cường khả năng chống nấm Candida Albicans hơn.
1.4. Chống virus
Vào năm 2001, có một nghiên cứu được thử nghiệm để đánh giá tác dụng của tinh dầu tràm trà với virus. Qua đó cho thấy tràm trà có khả năng kháng vi rút Herpes (HSV) – một loại vi rút gây ra mụn rộp và viêm loét.

1.5. Chữa mụn nhọt, da dầu, mụn trứng cá
Tinh dầu tràm có tác dụng gì với những mụn nhọt, mụn đầu da, mụn trứng cá? Thành phần tràm trà có tính axit nên giúp chống viêm, giảm tổn thương cho vùng da bị mụn. Đặc biệt nếu bạn đang gặp các vấn đề về tổn thương trên da thì nên áp dụng.
Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên 60 người bị mụn trứng cá ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, theo 2 nhóm:
- Nhóm 1: Điều trị bằng gel dầu cây tràm trà
- Nhóm 2: Dùng giả dược
Thu lại kết quả là nhóm dùng tràm trà có tình trạng mụn trứng cá giảm đi hẳn so với nhóm sử dụng giả dược.

Đối với người bị mụn ở vùng chữ T như trán, mũi, cằm thì có thể thoa trực tiếp tinh dầu rồi massage thư giãn. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp dùng tinh dầu tràm trà với sữa rửa mặt mỗi ngày 2 lần để giảm mụn.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Dầu massage body loại nào tốt? TOP 8 tinh dầu được khuyên dùng
1.6. Khắc phục nấm chân
Thành phần Terpinen-4-ol có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn nên được sử dụng chữa nấm chân vô cùng tốt. Theo nghiên cứu, kem dầu tràm trà có khả năng giảm triệu chứng ngứa do nấm da chân nhờ vào Tolnaftate 1%. Tuy nhiên nó không có hiệu quả cao như khả năng chữa nấm da ở giả dược.

Một nghiên cứu khác về so sánh tinh dầu tràm trà với giả dược thông qua việc điều trị nấm chân cho các vận động viên. Sau nghiên cứu thì thu về kết quả là:
- Trong 68% người bệnh dùng tinh dầu tràm trà, có 50% người có cải thiện về triệu chứng
- 64% người khỏi bệnh hoàn toàn, cao gấp đôi so với nhóm người dùng giả dược.
1.7. Mang đến lợi ích giúp thư giãn
Sau khi tập yoga, ngồi/đứng nhiều giờ liên tục hoặc sau khi lao động nặng nhọc bạn nên massage bằng tinh dầu tràm sẽ giúp giảm đau tại các vùng nhức mỏi như chân, tay, vai gáy,… Tính nóng của tinh dầu tràm sẽ giúp đả thông kinh lạc, đẩy lùi hàn khí, từ đó thư giãn, giảm đau. Khi xông tinh dầu, không khí sẽ được thanh lọc, từ đó giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn mỗi ngày.

1.8. Giảm ngứa do côn trùng cắn, ngăn chặn viêm da tiếp xúc
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta không thể tránh khỏi việc bị côn trùng tấn công, đặc biệt là bị muỗi đốt. Vậy dầu tràm có công dụng gì? Tinh dầu tràm khi thoa vào sẽ làm giảm ngứa, mẩn đỏ một cách nhanh chóng.

Đồng thời những người bị viêm da tiếp xúc hay bệnh chàm cũng có thể sử dụng tinh dầu tràm như cách chữa bệnh. Bởi vì có một nghiên cứu đã so sánh hiệu quả điều trị bệnh do dị ứng và kích ứng da, chỉ ra rằng:
- Liệu pháp: so sánh tinh dầu tràm với oxit kẽm và Clobetasone Butyrate
- Kết quả: Tinh dầu tràm có khả năng ngăn chặn viêm da tiếp xúc do dị ứng tốt hơn Oxit kẽm và Clobetasone Butyrate. Tuy nhiên, tinh dầu tràm không có tác dụng với người bị mày đay hoặc bị viêm da tiếp xúc kích ứng.

Mỗi gia đình nên có cho mình ít nhất một chai tinh dầu tràm để có thể dùng ngay khi bị cắn do côn trùng. Trong dầu tràm trà có chứa các chất kích thích giảm đau nên bạn có thể thoa một ít tinh dầu lên vết ngứa, sưng đau do muỗi, côn trùng gây ra.
1.9. Giảm đau nhức xương khớp
Đối với xương khớp, tinh dầu tràm có tác dụng gì? Vào những thời điểm giao mùa, gió trời rét buốt, người cao tuổi lão hóa xương thường sẽ bị đau nhức xương khớp. Thành phần có sẵn trong tinh dầu tràm sẽ làm tăng cường khả năng tuần hoàn máu, giúp cho việc trao đổi chất từ đó tăng lên, làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp.

Bên cạnh việc sử dụng tinh dầu tràm, mọi người cũng cần tập luyện thể dục thể thao, tăng cường vận động góp phần khắc phục đau nhức xương khớp hiệu quả hơn.
1.10. Kích thích tuyến mồ hôi
Cơ thể trẻ nhỏ dễ xảy ra tình trạng tích tụ chất độc trong cơ thể, điều đó có thể làm bé gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Tinh dầu tràm trà sẽ có công dụng kích thích cơ thể trẻ đổ mồ hôi, làm sạch các lỗ chân lông, loại bỏ chất độc, làm giảm lượng nước và muối dư thừa trong cơ thể bé.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Massage cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
1.11. Lợi ích giảm đau, tan bầm
Công dụng của dầu tràm có giúp giảm đau? Khi bị bong gân, vết sưng hoặc bầm tím, nhất là người lớn tuổi thì bạn hãy dùng một ít tinh dầu tràm thoa vào vết thương sẽ giúp giảm đau, sưng tấy và tan nhanh vết bầm. Ngoài ra, nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh, tinh dầu tràm trà còn giúp làm dịu triệu chứng bong gân, đau cơ bắp, đau nhức ở trẻ nhỏ.

1.12. Trị gàu và nắp nôi cho trẻ
Tinh dầu tràm có tác dụng gì đối với trẻ em? Nguyên nhân gây ra gàu da đầu ở trẻ là do nấm men Pityrosporum Ovale, và dịch chiết tràm trà 5% sẽ giúp điều trị tình trạng gàu do nấm này từ nhẹ – trung bình. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra dầu gội tinh dầu tràm trà cũng sẽ giúp điều trị nắp nôi hiệu quả ở trẻ em.

Cách chữa tình trạng này là sử dụng dầu gội 5% tinh dầu tràm trà liên tục trong vòng 4 tuần. Những người đã áp dụng phương pháp này đồng ý rằng mức độ ngứa của bệnh này đã được cải thiện đáng kể khi so sánh với giả dược.
Tuy nhiên, có một số trẻ có thể bị dị ứng với tràm trà. Vì thế, mẹ nên thử nghiệm 1 ít dầu gội lên cánh tay của bé rồi rửa lại. Trong vòng 24h – 48h đầu mà không có kích ứng thì có thể yên tâm sử dụng.
1.13. Chống hôi miệng, viêm chân răng, viêm loét niêm mạc miệng
Nhỏ khoảng 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm và dùng dung dịch khoảng 2-3 lần/ngày sẽ giúp bạn giảm các vấn đề hay bệnh lý về viêm miệng. Ngoài ra, để phát huy tối đa công dụng bạn có thể thêm 1 giọt tràm trà vào kem đánh răng rồi dùng 2 buổi sáng tối. Tuy nhiên lưu ý không được nuốt nhé.

2. Hướng dẫn sử dụng tinh dầu tràm trong massage
Như đã biết, tinh dầu tràm mang lại rất nhiều công dụng tốt dành cho sức khỏe của bạn và người thân. Tuy nhiên, để phát huy hết công dụng của dầu tràm, bạn cần sử dụng đúng cách để đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là bốn cách sử dụng tinh dầu tràm đúng chuẩn mà bạn nên tham khảo.
2.1 Cách massage body bằng dầu tràm trà giúp giảm đau, thư giãn
Massage body từ lâu đã trở nên không quá lạ lẫm với mỗi chúng ta. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, mát xa body kết hợp với tinh dầu không chỉ kích thích da, mà còn tác động lên hệ thần kinh. Việc massage body bằng tinh dầu sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu dưới da, giúp tăng độ săn chắc cho da và đem lại hiệu quả thư giãn, giảm stress tốt nhất.

Hướng dẫn sử dụng:
- Làm sạch toàn bộ cơ thể bằng nước ấm để lỗ chân lông giãn nở. Sau đó, bajn tiến hành tẩy tế bào chết nhằm giúp cho các dưỡng chất trong tinh dầu được hấp thụ vào trong cơ thể dễ dàng hơn.
- Cho một lượng tinh dầu tràm vừa đủ vào lòng bàn tay, thoa đều hai tay vào nhau rồi nhẹ nhàng tiếp xúc với cơ thể để tinh dầu được xoa lên da. Sau đó thực hiện những thao tác massage body nhẹ nhàng sẽ giúp tinh dầu thẩm thấu vào sâu trong da.
2.2 Cách làm đẹp, trị mụn bằng tinh dầu tràm
Tác dụng của dầu tràm không thể không kể đến việc trị mụn. Nó sẽ là “thần dược” hỗ trợ làm đẹp hiệu quả nếu như biết tận dụng đúng cách. Bởi vì thành phần chứa trong tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn tốt và khử trùng hiệu quả. Đồng thời, với thành phần hoàn toàn tự nhiên, tinh dầu tràm được đánh giá là khá an toàn cho da, nhất là đối với da mặt.

Ở những vị trí nổi mụn, bạn dùng tăm bông thấm tinh dầu tràm và chấm trực tiếp lên nốt mụn mới mọc đều đặn 1-2 lần/ngày. Vết mụn nổi sẽ mau chóng biến mất nhờ khả năng kháng khuẩn của tràm trà và không để lại thâm sẹo do mụn. Thực hiện kiên trì trong khoảng 1 tuần, các vết thâm mụn của bạn sẽ dần phai mờ và biến mất trên da.
2.3 Cách trị các bệnh về dạ dày: táo bón, khó tiêu
Bụng phình to, căng cứng, có cảm giác giống như bụng đầy nước, đó chính là tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu… Nguyên nhân gặp phải do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, thói quen ăn uống linh tinh, sinh hoạt thiếu khoa học. Nếu bạn có sẵn tinh dầu tràm trong nhà, hãy thực hiện như sau nhé:
- Nhỏ vài giọt tinh dầu vào lòng bàn tay, sau đó xoa đều 2 tay vào nhau.
- Tiếp theo, massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài.
- Việc này giúp cho vùng bụng được làm ấm lên. Từ đó giúp máu lưu thông nhanh, quá trình co bóp dạ dày hoạt động mạnh, đẩy hơi ra ngoài, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
2.4 Xông phòng và làm dịu vết côn trùng cắn
Một số gia đình sử dụng tinh dầu tràm để xông nhà, phòng làm việc,… Vậy việc xông tinh dầu tràm có tác dụng gì?
- Giúp không gian trong lành, thoáng khí và giảm mùi ẩm mốc.
- Ngăn chặn sự xâm nhập của muỗi và các loại côn trùng.
- Khi bị côn trùng cắn, bạn hãy chấm một giọt tinh dầu tràm lên chỗ bị cắn để làm dịu vết ngứa, sưng tấy.
- Mách nhỏ bạn: Xoa một lớp tinh dầu tràm xoa lên vùng cánh tay, chân, trán. Điều này có thể giúp hạn chế bị muỗi đốt.

3. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm để có tác dụng cao
Mặc dù được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, ít gây tác dụng phụ nhưng khi sử dụng tinh dầu tràm bạn cũng cần phải lưu ý. Điều này là để bảo đảm sức khỏe và phát huy tối đa công dụng của dầu tràm.
- Đối với trẻ em:
- Tránh xa tầm tay của trẻ em.
- Không để trẻ hít tinh dầu vì có thể gây ra các vấn đề nghiệm về hô hấp và gây ra khó thở.
- Không để tinh dầu rơi vào mắt hay để trẻ uống phải
- Đối với người bị bệnh hen suyễn: Việc hít tinh dầu sẽ có thể tạo ra tần suất tăng nhiều cơn hen suyễn hơn.
- Đối với người bị tiểu đường: Tinh dầu tràm có thể làm giảm lượng đường trong máu, do đó cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên.

4. Giá bán của tinh dầu tràm là bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tinh dầu tràm đa dạng về mẫu mã và giá cả. Điều đó làm cho người tiêu dùng khó có thể nhận biết được tinh dầu tràm nào đảm bảo uy tín cả về mức giá và chất lượng.
Mặt bằng chung giá của tinh dầu tràm không hề rẻ, vì để chiết xuất được 1 lít tinh dầu tràm, người ta cần dùng đến khoảng 300-400kg lá tràm. Đồng thời tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu, quy trình kiểm định, chất lượng bao bì,… từ đó giá bán sẽ được niêm yết phù hợp.
Tinh dầu trà tràm OLEO | Nguyên chất |
✅Quy cách | ⭐10ml |
✅Giá Khuyến Mãi | ⭐120.000 VNĐ |
✅Thành phần | ⭐Lá và thân cây tràm |
✅Phương pháp chiết xuất | ⭐Chiết xuất bằng hệ thống hơi nước |
5. Địa chỉ mua tinh dầu tràm nguyên chất có tác dụng tốt nhất, rẻ nhất hiện nay
Tinh dầu tràm OLEO được chiết xuất 100% từ cây tràm thiên nhiên. Đó là những sản phẩm được sản xuất ưu việt, quản lý và kiểm soát chặt chẽ theo quy trình tiêu chuẩn quốc tế.

Với phương châm hoạt động “Hoàn hảo về chất lượng, đảm bảo về uy tín”. Hiện nay OLEO đã và đang cung cấp cho thị trường những sản phẩm tinh dầu tràm nguyên chất. Những sản phẩm này có tác dụng hiệu quả cao với giá cả phải chăng. Từ đó, đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Qua bài viết trên đây, hy vọng có thể giúp các bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi tinh dầu tràm có tác dụng gì? Thông qua đó mang đến cho mọi người thông tin địa chỉ mua tinh dầu tràm chất lượng, giá rẻ nhất. OLEO là hệ thống cung cấp tinh dầu thiên nhiên uy tín trên thị trường hiện nay, ngoài ra bạn có thể đến hệ thống cửa hàng của chúng tôi để được tư vấn tận tình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
>>>> BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
- Tinh dầu ngọc lan tây: Tác dụng, cách dùng, giá bán tốt nhất
- Tác dụng của massage trị liệu giảm mệt mỏi, căng thẳng nhanh chóng
Bài viết rất hữu ích ạ. Mình đã ứng dụng sử dụng. Rất hiệu quả ạ.
Tinh dầu tràm khá thơm, mình rất thích
Tinh dầu này có dùng cho em bé sơ sinh được không ạ
Tinh dầu dùng cho trẻ sơ sinh khá hợp, mình rất an tâm