Tinh dầu là gì? Thành phần của tinh dầu, hương liệu và công dụng

Bạn thắc mắc tinh dầu là gì? Thành phần của tinh dầu gồm những gì? Theo thành phần hóa học, tinh dầu chứa tecpen dẫn xuất có chứa oxi của tecpen (rượu, ete, andehyt, este, lacton,…). Tuy nhiên, cụ thể hương liệu tinh dầu được điều chế từ gì? Vì sao có mùi hương? Mời bạn cùng theo dõi bài viết của OLEO nhé!

Nội dung bài viết

1.Tinh dầu: Khái niệm và thành phần của tinh dầu đến sức khỏe

1.1. Tinh dầu là gì? 

Tinh dầu (Essential Oil) được định nghĩa là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất có mùi thơm dễ bay hơi. Thành phần của tinh dầu rất đa dạng vì nó được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước, chưng cất khô (dry distillation) hoặc ép lạnh, từ lá cây; thân cây; hoa; vỏ cây; rễ cây; hoặc những bộ phận khác của thực vật.

thành phần của tinh dầu
Tinh dầu là gì? Thành phần tinh dầu từ thực vật

Tinh dầu được dùng để chỉ các loại dầu nhẹ (ethereal oil), dầu dễ bay hơi (volatile oil). Thành phần hóa học trong tinh dầu gồm tecpen, các chất dẫn xuất chứa oxi như rượu, andehyt, este, ete, lacton,… Mặc dù có nhiều thành phần nhưng mỗi loại tinh dầu sẽ có một vài cấu tử có mùi hương đặc trưng của nó.

Cần phân biệt tinh dầu với một số khái niệm:

  • Trà thảo dược: dung dịch nước uống được chế biến bằng phương pháp ngâm hoặc cắt dược liệu trong nước.
  • Dầu thực vật: dung dịch dầu thu được bằng áp lực nghiền, ép.
  • Nước thơm hoặc nước hoa cất: phần nước còn lại của quá trình chưng cất sau khi tách tinh dầu.
  • Các loại dầu nguồn gốc khoáng sản: có tính trơn thu được qua quá trình chiết xuất.

Tóm lại, cách phân biệt các loại tinh dầu với nhau thường là sử dụng phương pháp phân tích hóa học.

1.2. Nguồn gốc của tinh dầu

Tinh dầu có lịch sử phát triển hàng ngàn năm, được mệnh danh là báu vật của thiên nhiên. Ngày nay, sử dụng tinh dầu được phát triển thành phương pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp hay sử dùng làm tinh dầu massage trên toàn thế giới. Tinh dầu được sử dụng trong mỹ phẩm, xà phòng, nước hoa và nhiều công dụng khác.

thành phần của tinh dầu
Tinh dầu có lịch sử phát triển lâu đời

Đến giữa thế kỉ 19, người ta tập trung nghiên cứu thành phần trong tinh dầu và biến việc dùng nó thành một phương pháp trị liệu tổng thể. Tinh dầu được sử dụng tại nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp,…

Sang thế kỷ 20, với sự phát triển của ngành hóa học thì việc chiết xuất tinh dầu được cải tiến nhanh hơn và sản xuất số lượng lớn hơn. Cho đến đầu những năm 1990 và mạnh mẽ hơn là đầu thế kỷ 21, ngành sản xuất tinh dầu ngày càng được quan tâm. Theo thống kê thì chỉ năm 2009 đã có hơn 1.420.000 lượt tìm kiếm từ khóa “Essential oils” trên trang Google France.

1.3. Tinh dầu hoạt động như thế nào?

Tinh dầu được sử dụng phổ biến qua phương pháp trị liệu hương thơm. Tuy nhiên, tinh dầu vẫn được dùng bằng cách thoa lên da, tinh dầu xông hơi, chườm nóng – lạnh bằng nhiệt độ.

Tinh dầu có thành phần là các hợp chất Aliphatic – hợp chất thường có nhiều trong hoa quả, óp phần quyết định mùi thơm của tinh dầu. Theo chuyên gia, việc hít mùi hương từ tinh dầu có thể kích thích hệ thống limbic trong cơ thể. Điều này tạo tác động tốt đến hành vi, cảm xúc, khứu giác, cho trí nhớ lâu hơn. Thông tin thêm đến bạn là hệ thống Limbic hoạt động tốt sẽ ảnh hưởng tốt đến nhịp tim, huyết áp, nhịp thở.

2. Các thành phần của tinh dầu chi tiết

Thành phần trong tinh dầu được sản xuất từ các bộ phận khác nhau của cây cỏ như: lá, quả mọng, hoa, vỏ, lột vỏ, nhựa thông, thân rễ, hạt giống, gỗ… Từ các bộ phận này, người ta chiết xuất thành dạng chất lỏng có mùi thơm đặc trưng.

2.1. Thành phần hóa học tinh dầu loài mật hương (Hedyosmun Orientale)

Thành phần của tinh dầu loài Mật hương được phân tích bằng phương pháp Sắc ký khí khối phổ (GC-MS) Thermo Scientific Trace 1310 ghép với đầu dò ITQ 900, cột mao quản TG-5MS (30m x 0,25mm i.d, 0,25mm). Qua kết quả phân tích đã xác định được 63 thành phần chiếm 93,6%, 94,9%, 92,6% và 96,3% trong tổng hàm lượng tinh dầu tương ứng trong các bộ phận lá, thân, rễ và quả.

thành phần của tinh dầu
Cây mật hương dùng để chiết xuất tinh dầu

Monoterpenssesquiterpens là các thành phần chính trong tinh dầu. Trong đó:

  • Cis-ocimene (43.9%), bicyclogermarene (11.1%), estragole (8.6%), α-phellandrene (6.9%), and germacrene B (4.1%) là những hợp chất chứa trong lá.
  • Estragole (24.5%), cis-ocimene (15.8%), guaiol (12.3%), α-phellandrene (9.7%), sylvestrene (4.6%), safrole (4.6%) và bicyclogermañrene (4.3%) là những hợp chất nằm ở phần thân.
  • α-Phellandrene (14.3%), δ-3-carene (10.3%), safrole (8.9%), cis-ocimene (6.5%), sylvestrene (6.0%), germacrene B (5.9%), estragole (4.7%), bicyclogermañrene (4.5%) và α-pinene (3.7%) là các hợp chất được phát hiện chứa trong rễ.
  • cis-Ocimene (47.8%), α-phellandrene (9.7%), guaiol (5.6%), estragole (5.0%) và bicyclogermañrene (4.0%) là những hợp chất được phát hiện chứa trong tinh dầu quả.

2.2. Thành phần hóa học của tinh dầu trúc (Citrus Hystrix)

Xét đến thành phần của tinh dầu chanh thái ( hay còn gọi là trúc), người ta phân tích ở 2 bộ phận chiết xuất tinh dầu là vỏ quả trúc và lá trúc.

  • Tinh dầu vỏ quả

Dùng quả trúc tươi để chiết xuất tinh dầu, lượng vỏ quả (phần vỏ xanh) chiếm khoảng 1/3 trọng lượng quả. Tinh dầu chiết xuất được là chất lỏng, màu trắng, trong suốt, vị hơi cay và có mùi thơm đặc trưng, dễ nhận biết.

thành phần của tinh dầu chanh
Thành phần của tinh dầu trúc

Theo phân tính thành phần tinh dầu trong vỏ quả trúc cho thấy trong tinh dầu chứa 21-22 hợp chất.Đa số các hợp chất này là hydrocacbon, cụ thể là β- pinene (34,89 – 36,6%), limonene (19,88 – 20,39%), β-phel- iandrene (22,70 – 24,12%), citronella (7,01 – 7,29%), α-pinene (3,55 – 4,05%) và terpinene -4-ol (0,59 -1,15%).

  • Tinh dầu lá trúc

Tinh dầu lá trúc là chất lỏng, màu trắng ánh vàng, trong suốt, vị hơi cay và có mùi thơm đặc trưng, dễ nhận biết. Tinh dầu chiết xuất từ lá trúc vào mùa mưa và mùa khô có hàm lượng và thành phần hóa học tương tự nhau.

thành phần của tinh dầu
Quả và lá trúc dùng trong chiết xuất tinh dầu

Theo phân tích thành phần trong tinh dầu lá trúc cho thấy trong tinh dầu chứa hơn 10 hợp chất. Trong đó, chủ yếu là Citronella (75,82 – 77,09%), Citronellol (13,03 – 15,50%), Linalool (2,62 – 2,85%).

2.3. Thành phần của tinh dầu tràm trà

Tràm Trà, tên khoa học là Melaleuca Alternifolia, là một thực vật thuộc họ Đào Kim Nương. Tinh dầu tràm trà cấu tạo từ các hydrocacbon terpene, chủ yếu là monoterpen, sesquiterpenes và các liên kết của chúng.

thành phần của tinh dầu tràm
Thành phần của tinh dầu tràm trà

Qua kết quả nghiên cứu, phân tích bằng phương pháp sắc ký khí và sắc ký khí-khối phổ (GC-MS) cho thấy có khoảng 100 hợp chất chứa trong thành phần của tinh dầu tràm. Bảng dưới đây mô tả 15 thành phần trong tràm có hàm lượng cao nhất trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 4730:2004.

STT Tên thành phần Theo tiêu chuẩn ISO 4730:2004 Tinh dầu Tràm Trà HTCL
Max % Min %
1 Terpinen -4- ol 48 30 39.01
2 g- Terpinene 28 10 24.71
3 1,8 Cineole 15 1.21
4 a- Terpinene 13 5 12.85
5 a- Terpineol 8 1.5 2.36
6 r-Cymene 8 0.5 2.95
7 a-Pinene 6 1 3.13
8 Terpinolene 5 1.5 4.08
9 Sabinene 3.5 0.28
10 d-Cadinene 3 1.14
11 Ledene (Syn.viridiflorene) 3 0.93
12 Aromadendrene 3 1.06
13 Limonnene 1.5 0.5 0.91
14 Globulol 1 1.09
15 Viridiflorol 1 0.26

3. Phân loại thành phần của tinh dầu

Dựa trên thành phần mà phân tinh dầu thành các loại sau:

3.1. Tinh dầu nguyên chất

Thành phần của tinh dầu nguyên chất được chiết xuất 100% từ thực vật tự nhiên. Thông thường, có được sự chỉ định của bác sĩ với hàm lượng sử dụng tinh dầu nhỏ, bạn mới có thể uống tinh dầu nguyên chất mà không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, không được uống các loại tinh dầu chiết xuất từ thảo mộc – những loại không được phép sử dụng trong thực phẩm ăn uống như lộc đề, bách…

thành phần của tinh dầu
Tinh dầu nguyên chất được chiết xuất 100% từ thực vật tự nhiên

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Tinh dầu oliu massage toàn thân tốt nhât, cách dùng hiệu quả

3.2. Tinh dầu không nguyên chất

Tinh dầu không nguyên chất được pha chế từ tinh dầu nguyên chất kết hợp với các chất hóa học khác nhưng vẫn giữ được mùi hương vốn có. Mặc dù mang lại nhiều tác động tích cực đến sức khỏe nhưng tinh dầu không nguyên chất vẫn có một số tác dụng phụ nhất định. Trong thành phần của tinh dầu này, độ tinh khiết không cao.

thành phần của tinh dầu
Tinh dầu nguyên chất đã trải qua pha chế

3.3. Hương tinh dầu tổng hợp

Hương tinh dầu tổng hợp là những sản phẩm được tạo thành từ việc tổng hợp hóa chất có mùi hương tương tự tinh dầu, còn gọi là dầu thơm. Đặc biệt, trong thành phần tinh dầu tổng hợp có thể bao gồm những mùi không chiết xuất được như cà phê, trà trắng, hoa sen…

4. Cách ứng dụng của tinh dầu hiệu quả trong đời sống

Với thành phần của tinh dầu thì nó được sử dụng như thế nào? Dưới đây OLEO sẽ giới thiệu đến bạn 4 liệu pháp sử dụng tinh dầu một cách hiệu quả.

4.1. Sử dụng thành phần của tinh dầu làm thuốc

Thời xưa, tinh dầu được dùng để chữa trị các bệnh giảm đau, viêm sưng, giảm stress, các bệnh về đường tiêu hóa,… Trong thời đại hiện nay, nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy tinh dầu có nhiều hoạt tính sinh học tốt như:

  • Kháng viêm, giảm đau, kháng nấm, kháng khuẩn
  • Gây độc tế bào và chống ung thư
  • Bảo vệ hệ thần kinh, bảo vệ tim mạch
  • Chống côn trùng, vết cắn.
  • Chống co thắt, gây chuyển bệnh (revulsive), thông mũi, tiêu nhầy, tiêu đờm
  • Tăng cường miễn dịch, tác động đến thần kinh giúp giảm đau
  • Diệt chấy giận

Đặc biệt, một báo cáo về điều trị vết thương bị áp xe mãn tính ở chân của một phụ nữ người Đức (năm 2009) về việc sử dụng tinh dầu trong điều trị đã cho ra kết quả: 5 ngày sau khi khoét loại bỏ vết thương, tinh dầu được áp dụng vào điều trị kháng viêm.

Kết quả cho thấy quá trình biểu mô hóa và quá trình hình thành mô hạt của cơ phát triển rất hiệu quả và không để lại biến chứng. Ngoài ra, quá trình lành sẹo, vết sẹo nhạt dần và mỏng đi theo lớp da ngoài.

4.2. Sử dụng bằng liệu pháp tại chỗ (Bôi, mát xa)

Liệu pháp tại chỗ phổ biến nhất là bôi và mát xa có những công dụng và lưu ý sử dụng như sau:

  • Sử dụng tinh dầu để bôi: Phần lớn tinh dầu đều có thể bôi lên da, nhưng lưu ý phải phù hợp với các công dụng trị liệu của tinh dầu. Có thể kết hợp nhiều loại tinh dầu với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng tinh dầu để mát xa: Liệu pháp này giúp giảm căng thẳng và giúp ích cho việc chăm sóc da. Thông thường, không dùng tinh dầu để mát xa trực tiếp lên da mà phải kết hợp nó với các loại dầu nền (dầu dừa, dầu Jojoba, Dầu Hạnh Nhân, dầu Olive,…).

thành phần của tinh dầu
Massage với tinh dầu

Tỷ lệ pha trộn tinh dầu: Tùy vào độ nhạy cảm của da, độ tuổi của người sử dụng, tình trạng sức khỏe mà tỷ lệ pha trộn tinh dầu với dầu nền dao động trong khoảng từ 0.5% – 5%.

4.3. Bằng liệu pháp hương thơm (Hít, xông, khuếch tán, xịt)

Các liệu pháp như hít, xông, khuếch tán, xịt tinh dầu thường được dùng với mục đích tạo mùi thơm hoặc điều trị các bệnh về đường hô hấp:

  • Dùng tinh dầu để hít: Nhỏ từ 3 – 5 giọt tinh dầu vào khăn (nên dùng chất liệu vải cotton) rồi đặt ở nơi bạn muốn tạo mùi thơm. Tinh dầu sẽ lan tỏa hương thơm ra những nơi gần đó.
  • Dùng tinh dầu để xông: Dùng đèn khuếch tán tinh dầu (Bằng điện hoặc bằng nến).
  • Dùng để xịt: Pha tinh dầu với cồn y tế 70 độ hoặc 90 độ.

Lưu ý: Nên dùng tinh dầu tinh khiết để có đảm bảo hiệu quả, lành tính và không gây hại cho sức khỏe.

thành phần của tinh dầu
Đèn khuếch tán tinh dầu

4.4. Liệu pháp bên trong (ăn, uống, ngậm)

Liệu pháp này chỉ nên dùng tinh dầu chất lượng cao (tinh dầu trị liệu) theo đúng công dụng và hàm lượng. Thông thường, các loại tinh dầu nguyên chất có chứa thành phần của tinh dầu cao, không được chỉ định cho đường ăn, uống. Lý do là tinh dầu nguyên chất rất đậm đặc, cần phải pha chế theo công thức, liệu lượng chuẩn thì mới đảm bảo an toàn.

thành phần của tinh dầu
Nên dùng tinh dầu chất lượng cao để uống

>>>> XEM NGAY: TOP 10 cách sử dụng tinh dầu đúng cách, hiệu quả nhất!

5. Một số loại tinh dầu phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều loại tinh dầu massage body được bày bán trên thị trường. Thành phần của tinh dầu được chiết xuất từ những loại cây cỏ thiên nhiên khác nhau. Dưới đây là một số loại tinh dầu phổ biến có tác dụng tốt, lành tính cho sức khỏe:

  • Tinh dầu bạc hà: tác dụng tỉnh táo, thoải mái và xua tan đi áp lực, căng thẳng và hỗ trợ tiêu hóa tốt.

thành phần của tinh dầu
Tinh dầu bạc hà
  • Tinh dầu hoa oải hương: có mùi thơm trầm ấm giúp bạn giảm căng thẳng, dễ đi vào giấc ngủ.

thành phần của tinh dầu oải hương
Tinh dầu oải hương

>>>> ĐỌC NGAY: Tinh dầu massage oải hương chiết xuất 100% thiên nhiên – OLEO

  • Tinh dầu tràm: Trong thành phần của tinh dầu tràm chứa nhiều chất giúp điều trị những vấn đề về đường hô hấp. Ngoài ra có thể vệ sinh không gian nhà bằng cách khuếch tán trong không khí để diệt vi khuẩn.
thành phần của tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm gió

Các loại tinh dầu khác từ:

  • Hoa oải hương: tác dụng giảm căng thẳng
  • Cam Bergamot: cải thiện tình trạng bệnh chàm hoặc một số bệnh về da
  • Hoa hồng: cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng
  • Gỗ đàn hương: dịu hệ thần kinh, giúp tập trung hiệu quả
  • Chamomile: giúp tinh thần thư giãn
  • Chanh: hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau đầu
  • Hoa nhài: chống trầm cảm, giảm ham muốn tình dục
  • Ylang – Ylang: điều trị chứng đau đầu và buồn nôn
  • ….

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Tinh dầu tràm có tác dụng gì? Cách dùng hiệu quả, giá tốt 2022

6. Phương pháp sản xuất và lọc thành phần của tinh dầu

Sau đây là một số phương pháp sản xuất tinh dầu phổ biến hiện nay:

6.1. Phương pháp chưng cất với nước

Phương pháp chưng cất với hơi nước được ứng dụng không chỉ quy mô nhỏ mà cả với quy mô công nghiệp. Ưu điểm là tốc độ sản xuất nhanh chóng, người thực hiện có thể biết được sự biến đổi dưỡng chất của tinh dầu.

Phương pháp này cho ra thành phần của tinh dầu có độ tinh khiết cao. Nó được sử dụng sản xuất những tinh dầu chiết xuất từ các nguyên liệu phổ biến như sả chanh, nhài, bạc hà…

thành phần của tinh dầu
Phương pháp chưng cất hơi nước

6.2. Phương pháp ướp

Phương pháp ướp được áp dụng để chiết xuất tinh dầu từ hoa. Toàn bộ quy trình từ khâu chuẩn bị nguyên liệu tới khâu thực hiện đề rất công phu, tỉ mỉ và đòi hỏi nhiều thời gian. Vậy nên, thành phần của tinh dầu sản xuất bằng phương pháp này sẽ đặc biệt hơn và có giá cao hơn so với các loại khác.

6.3. Phương pháp sản xuất bằng dung môi

Phương pháp sản xuất bằng dung môi áp dụng cho những tinh dầu khó chiết xuất, dễ bay hơi. Nó mang lại hiệu quả cao khi áp dụng với tinh dầu từ cánh hoa và các bộ phận khó xử lý khác.

thành phần của tinh dầu
Phương pháp sản xuất bằng dung môi áp dụng cho những tinh dầu khó chiết xuất

Để áp dụng phương pháp này, cần một chất dung môi như rượu, axeton, propan hoặc hexane để kéo và giảm sự bay hơi của tinh dầu. Chính vì vậy, ưu điểm của phương pháp sản xuất bằng dung môi là chiết xuất ra được thành phần của tinh dầu có độ nguyên chất cao.

6.4. Phương pháp ép lạnh

Phương pháp ép lạnh thường dùng với những nguồn giàu tinh dầu và dễ chiết xuất, nhất là tinh dầu từ vỏ quả như cam, quýt, bưởi,… Thành phần tinh dầu sản xuất từ phương pháp ép lạnh sẽ có chất lượng cao hơn phương pháp chưng cất hơi nước. Vì hạn chế tác dụng nhiệt nên hàm lượng, mùi vị tinh dầu được chưng cất theo phương pháp này là đạt chuẩn nhất.

thành phần của tinh dầu chanh
Tinh dầu vỏ cam từ phương pháp ép lạnh

7. Một số công dụng của tinh dầu

7.1. Công dụng của tinh dầu đối với sức khỏe

Tinh dầu có tác dụng tích cực đối với sức khỏe, biểu hiện ở việc:

  • Giúp cân bằng hormone
  • Tăng khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng
  • Tăng cường hệ tiêu hóa
  • Tăng cường năng lượng
  • Cải thiện chức năng não. giảm triệu chứng nhức đầu và đau nửa đầu
  • Giúp giảm căng thẳng và thư giãn
  • Giảm đau nhức
  • Giúp chữa ngáy ngủ, cải thiện giấc ngủ
  • Làm sạch không gian sống

7.2. Công dụng đối với làm đẹp

Đối với việc làm đẹp, tinh dầu cũng có nhiều tác dụng như:

  • Chăm sóc da và tóc: Tinh dầu có thể được hấp thu trực tiếp qua màng tế bào, làm chậm quá trình lão hóa da, dưỡng da trắng, mềm, ẩm. Bên cạnh đó, tinh dầu còn rất tốt cho việc nuôi dưỡng mái tóc.
thành phần của tinh dầu oải hương
Tinh dầu có tác dụng tích cực đến da và tóc
  • Hỗ trợ giảm cân: Thành phần của tinh dầu chanh, cam, bưởi… chứa các chất giúp tăng cường sự trao đổi chất. Có thể thêm vài giọt những tinh dầu kể trên (loại uống được) vào nước để uống trước mỗi bữa ăn, giúp kiềm chế cơn thèm ăn. Massage toàn thân với tinh dầu bưởi cũng giúp giảm mỡ thừa hiệu quả.
thành phần của tinh dầu chanh
Tinh dầu bưởi

7.3. Công dụng của tinh dầu vào mỹ phẩm

Với mùi thơm và có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxi hóa nên tinh dầu được dùng trong mỹ phẩm. Các ứng dụng của tinh dầu vào mỹ phẩm như: kem đánh răng, xà phòng, nước hoa, các sản phẩm tẩy rửa, nước thơm,…

Ngoài ra, một số tinh dầu còn có công dụng ngăn tia UV, chống oxi hóa tốt nên còn được dùng trong các loại mỹ phẩm bảo vệ da dưới tác động của tia UV. Một số loại tinh dầu có tác dụng này có thể kể đến như: dầu vừng (ngăn cản 30% tia UV), dầu lạc, dầu oliu, dầu dừa, dầu hạt bông (ngăn được 20% tia UV).

7.4. Công dụng của tinh dầu trong thực phẩm

Một số thành phần của tinh dầu như eugenol, carvacrol, perillaldehyde, thymol,… có công dụng chống oxi hóa, ngăn khuẩn nấm nên tinh dầu có thể bảo quản thực phẩm tốt. Một số nghiên cứu cho thấy tinh dầu có thể kháng lại các chủng với các giá trị MIC (trong khoảng 0,2 – 10 µM):

  • Salmonella typhimurium
  • Listeria monocytogenes
  • Shigella dysenteria
  • Escherichia coli O157: H7
  • Staphylococcus aureus
  • Bacillus cereus

Bên cạnh việc bảo quản thực phẩm thì tinh dầu còn được dùng nhiều trong pha chế đồ uống và thực phẩm.

8. Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu

Tinh dầu từ thiên nhiên tuy lành tính và an toàn cho sức khỏe nhưng khi sử dụng bạn cũng phải lưu ý một số vấn đề dưới đây.

8.1. Những ai không nên sử dụng tinh dầu

Những đối tượng sau không nên sử dụng tinh dầu:

  • Người dị ứng với mùi hương
  • Người đang có vết thương hở hoặc da nhạy cảm, dễ viêm, dị ứng,..
  • Người mắc bệnh huyết áp cao không nên dùng tinh dầu khuynh diệp, hương thảo, cỏ xạ hương, cây bài. Những người mắc bệnh huyết áp thấp không nên dùng tinh dầu oải hương, kinh giới ô, ngọc lan tây.
  • Người đã từng và đang bị động kinh, thần kinh, thận không được dùng tinh dầu khuynh diệp, tiểu hồi, hương thảo, lá xô thơm, cây bách, hạt tiêu đen, cây thông, cây thìa là.
  • Người bị vấn đề về tuyến tiền liệt không nên dùng tinh dầu melissa, thông… Những người mắc bệnh tăng nhãn áp tránh sử dụng tinh dầu melissa…
  • Phụ nữ có thai trong giai đoạn đầu không nên dùng tinh dầu. Giai đoạn sau nếu muốn dùng cần có sự chỉ định của bác sĩ và phải pha chế thật loãng.

8.2. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu

Tinh dầu tuy lành tính nhưng khi sử dụng bạn phải chú ý một số điều nhất định:

  • Bạn có thể bị bỏng nếu sử dụng tinh dầu nồng độ cao.
  • Không được để tinh dầu rơi vào mắt hay vết thương hở.
  • Không bôi tinh dầu trực tiếp lên da.
  • Chỉ ăn hoặc uống tinh dầu khi được sự cho phép của bác sĩ.

8.3. Bảo quản tinh dầu đúng cách

Lưu ý một số vấn đề sau trọng việc bảo quản tinh dầu:

  • Nên bảo quản trong lọ thủy tinh có màu tối
  • Hạn chế để tinh dầu tiếp xúc với oxy, sử dụng xong nên vặn nắp lại ngay.
  • Tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao.

thành phần của tinh dầu
Bảo quản tinh dầu trong lọ thủy tinh tối màu

Hiện nay, tinh dầu ngày càng được sử dụng phổ biến bởi sự lành tính tự nhiên. Tuy nhiên, không hẳn là bạn đã biết về thành phần, nguồn gốc và cách sử dụng nó. Hy vọng những thông tin mà OLEO chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thành phần của tinh dầu, công dụng và những lưu ý khi sử dụng để đem lại hiệu quả và tránh những tác dụng phụ không mong muốn. ​

5/5 - (1 bình chọn)

8 comment cho bài viết “Tinh dầu là gì? Thành phần của tinh dầu, hương liệu và công dụng

  1. Trần Thị Thảo / Ngày Tháng Một 1, 2024, 7:34 sáng

    Mình cho em hỏi có cần thiết phải lựa chọn giữa tinh dầu nguyên chất và tinh dầu không nguyên chất không ạ ?

    • Lan Hương / Ngày Tháng Một 7, 2024, 10:03 sáng

      Dạ OLEO xin phép trả lời ạ, tính dầu nguyên chất chỉ chứa thành phần được chiết xuất 100% từ thực vật tự nhiên, trong khi tinh dầu không nguyên chất được pha chế từ tinh dầu nguyên chất kết hợp với các chất hóa học khác. Sự khác biệt này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của tinh dầu, vì tính dầu không nguyên chất có thể mang theo một số tác dụng phụ do chất pha chế, và độ tinh khiết của nó thấp hơn so với tinh dầu nguyên chất.

    • Lan Hương / Ngày Tháng Một 7, 2024, 10:03 sáng

      Shop xin phép trả lời câu hỏi của bạn, trong liệu pháp massage và làm đẹp, tinh dầu có thành phần tự nhiên như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa oải hương, và tinh dầu tràm thường được khuyến khích. Những loại này không chỉ mang lại mùi thơm dễ chịu mà còn có các tính chất làm dịu, làm sảng khoái da, và giúp giảm căng thẳng.

    • Lan Hương / Ngày Tháng Một 7, 2024, 10:03 sáng

      Dạ OLEO xin phép trả lời ạ, trong việc sản xuất tinh dầu, phương pháp chưng cất với hơi nước được ưa chuộng vì tốc độ sản xuất nhanh, giữ được độ tinh khiết cao. Đối với các loại tinh dầu đặc biệt, phương pháp ướp được sử dụng để chiết xuất từ hoa, mang lại thành phần tinh dầu độc đáo và chất lượng cao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp sản xuất bằng dung môi cũng đem lại thành phần tinh dầu nguyên chất và độ tinh khiết cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *