Massage huyệt đạo hiện nay được xem là phương pháp xoa bóp trị liệu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cùng OLEO tìm hiểu huyệt massage nào có công dụng chữa và phòng bệnh cũng như bí quyết massage các huyệt đạo như thế nào?
>>>> LIÊN QUAN NHẤT: Tinh dầu mát xa toàn thân chất lượng, giá tốt 2024
Nội dung bài viết
- 1. Massage huyệt đạo là gì? Mối quan hệ giữa huyệt đạo với các bộ phận cơ thể
- 2. 10 huyệt đạo cần massage hằng ngày sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật
- 2.1 Huyệt phong trì – Giảm các bệnh xương cổ
- 2.2 Huyệt hợp cốc – Massage huyệt đạo giúp giảm đau
- 2.3 Huyệt quan nguyên – Huyệt massage bối thận, bổ khí, hồi dương
- 2.4 Huyệt túc tam lý – Bác sĩ điều trị bệnh dạ dày
- 2.5 Huyệt tam âm giao – Bí quyết massage các huyệt đạo của phụ nữ
- 2.6 Huyệt ủy trung – Massage huyệt đạo giảm đau vùng thắt lưng
- 2.7 Huyệt dũng tuyền – Huyệt massage dinh dưỡng của cơ thể con người
- 2.8 Huyệt nội đình – Bí quyết massage các huyệt đạo bài trừ nóng trong
- 2.9 Huyệt cực tuyền – Thuốc của tim
- 2.10 Huyệt đại chùy – Massage huyệt đạo trừ lạnh
- 3. Mách nhỏ quy trình massage huyệt đạo thư giãn toàn thân với tinh dầu
- 4. Vì sao nhiều người bị đau khi bị bấm huyệt?
- 5. Một số lưu ý khi massage huyệt đạo
1. Massage huyệt đạo là gì? Mối quan hệ giữa huyệt đạo với các bộ phận cơ thể
Massage huyệt đạo hay còn gọi là bấm huyệt xoa bóp, là phương pháp massage bàn chân, tay và tai, nơi có hệ thống và cơ quan huyệt đạo của cơ thể, có công dụng thư giãn, giảm căng thẳng và giảm đau cơ thể hiệu quả.
Huyệt đạo và các bộ phận trên cơ thể sẽ có mối liên hệ như sau:
- Huyệt phong trì: Nằm song song với dái tai.
- Huyệt hợp cốc: Phần lõm giữa ngón trỏ và ngón cái.
- Huyệt quan nguyên: Vị trí ở vùng hạ điền, dưới rốn, cách rốn khoảng 7 – 8cm.
- Huyệt túc tam lý: Nằm ở mặt trước của cẳng chân, nối liền giữa cẳng chân và đầu gối.
- Huyệt tam âm giao: Khu vực mặt trong của cổ chân.
- Huyệt ủy trung: Phần nối nhau của hai xương chân ở phía sau.
- Huyệt dung tuyền: Phần lõm của lòng chân.
- Huyệt nội đình: Khu vực ở giữa ngón chân thứ hai và thứ ba.
- Huyệt cực tuyền: Khu vực giữa nách.
- Huyệt đại chùy: Đốt thần kinh số 7, phần nhô của xương sống khi gập đầu.
>>>> THAM KHẢO THÊM: Tinh dầu massage body loại nào tốt? TOP 8 tinh dầu được khuyên dùng
2. 10 huyệt đạo cần massage hằng ngày sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật
Để giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật, bạn nên massage 10 huyệt đạo này mỗi ngày.
2.1 Huyệt phong trì – Giảm các bệnh xương cổ
- Vị trí huyệt: Sau trán và song song với dái tai.
- Tác dụng chính: Có công dụng làm giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, thư giãn và làm giảm căng cứng xương cổ, sái cổ, giúp xương cổ được vận động tốt nhất, phòng ngừa bệnh cảm lạnh.
- Phương pháp: Dùng ngón tay cái ấn huyệt hoặc massage nhẹ khu vực này trong khoảng 15 phút.
2.2 Huyệt hợp cốc – Massage huyệt đạo giúp giảm đau
- Vị trí huyệt: Phần lõm giữa ngón trỏ và ngón cái.
- Tác dụng chính: Làm giảm đau răng, đầu, vai, đau bụng kinh, đau bụng do đầy hơi, tiêu hóa kém.
- Phương pháp: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt hợp cốc trong vòng 15 phút.
2.3 Huyệt quan nguyên – Huyệt massage bối thận, bổ khí, hồi dương
- Vị trí huyệt: Vị trí ở vùng hạ điền, dưới rốn, cách rốn khoảng 7 – 8cm.
- Tác dụng chính: Làm tăng chức năng của hệ tiêu hóa, làm giảm tiêu chảy, trĩ, tiểu ra máu, cải thiện chất lượng của giấc ngủ, tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng suy nhược, bổ thận, tráng dương, khai thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, tăng cường nguyên khí của nam giới, điều trị những bệnh liên quan đến phụ khoa của phụ nữ.
- Phương pháp: Xoa bóp huyệt đạo này theo chiều kim đồng hồ và ngược lại trong vòng 3 – 5 phút, sau đó nhấn giữ huyệt quan nguyên tối đa 3 phút tùy vào khả năng hô hấp.
2.4 Huyệt túc tam lý – Bác sĩ điều trị bệnh dạ dày
- Vị trí: Nằm ở mặt trước của cẳng chân, nối liền giữa cẳng chân và đầu gối.
- Tác dụng chính: Điều trị bệnh đau dạ dày, nôn mửa, khó tiêu, táo bón, các bệnh liên quan đến tiêu hóa, viêm ruột, yếu hoặc liệt chi dưới, làm giảm suy nhược cơ thể hoặc thần kinh.
- Phương pháp: Bạn có thể dùng ngón trỏ hoặc ngón cái của mình bấm cả 2 huyệt ở hai chân một cách thật đều tay và liên tục, cường độ từ nhẹ đến mạnh.
2.5 Huyệt tam âm giao – Bí quyết massage các huyệt đạo của phụ nữ
- Vị trí: Khu vực mặt trong của cổ chân.
- Tác dụng chính: Thông kinh mạch bị nghẽn, bảo dưỡng tử cung, buồng trứng, giúp kinh nguyệt đều đặn, hỗ trợ làm giảm tàn nhang, xóa nếp nhăn, trị mụn, dị ứng da, viêm da, eczema…
- Phương pháp: Dùng ngón tay cái ấn huyệt rồi xoa đều trong vòng 1 phút.
2.6 Huyệt ủy trung – Massage huyệt đạo giảm đau vùng thắt lưng
- Vị trí: Phần nối nhau của hai xương chân ở phía sau.
- Tác dụng chính: Hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng, khó chịu, đau nhức đầu gối, trị liệu cơn đau của vùng thắt lưng.
- Phương pháp: Dùng ngón tay ấn vào huyệt đạo với tần suất ấn 1 lần rồi thả.
2.7 Huyệt dũng tuyền – Huyệt massage dinh dưỡng của cơ thể con người
- Vị trí: Phần lõm của lòng chân.
- Tác dụng chính: Tăng cường lưu thông máu, giảm độ nhớt của máu, cải thiện nội tiết tố, dưỡng thận, thư giãn thần kinh, giảm mệt mỏi, an thần, giúp ngủ sâu.
- Phương pháp: Dùng ngón tay cái ấn huyệt trước khi ngủ hoặc khi vừa thức dậy.
2.8 Huyệt nội đình – Bí quyết massage các huyệt đạo bài trừ nóng trong
- Vị trí: Khu vực ở giữa ngón chân thứ hai và thứ ba.
- Tác dụng chính: Giảm nóng trong, phòng ngừa các bệnh về nướu, đau họng, giảm hôi miệng và táo món.
- Phương pháp: Ấn huyệt bằng đầu ngón trỏ trong vòng 3 phút.
2.9 Huyệt cực tuyền – Thuốc của tim
- Vị trí: Khu vực giữa nách.
- Tác dụng chính: Giảm đau thắt ngực, bệnh tim mạch vành, viêm màng ngoài tim, nâng cao và cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Phương pháp: Bấm huyệt bằng ngón tay cái 2 lần mỗi ngày.
2.10 Huyệt đại chùy – Massage huyệt đạo trừ lạnh
- Vị trí: Đốt thần kinh số 7, phần nhô của xương sống khi gập đầu.
- Tác dụng chính: Đả thông kinh mạch, phòng ngừa bệnh cảm lạnh, loại bỏ gió lạnh.
- Phương pháp: Ngồi thẳng lưng, đầu cúi nhẹ về phía trước, dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn vào huyệt thật đều tay và liên tục.
3. Mách nhỏ quy trình massage huyệt đạo thư giãn toàn thân với tinh dầu
Để huyệt massage được tốt nhất, tăng cường hiệu quả, bạn có thể áp dụng 7 bước massage dưới đây kết hợp với tinh dầu:
- Bước 1: Nằm sấp, thả lỏng phần lưng, dùng tinh dầu thoa lên vùng huyệt lưng, đi lưng trong khoảng 10 phút.
- Bước 2: Day ấn huyệt lưng để làm nóng cơ thể.
- Bước 3: Ấn huyệt ở 2 bên vai, gáy và cổ trong vòng 10 phút.
- Bước 4: Ấn huyệt bàn chân và 2 bên chân trong vòng 10 phút.
- Bước 5: Bắt đầu lật người lại trong tư thế nằm ngửa, thư giãn mặt trước của hai chân trong vòng 10 phút.
- Bước 6: Thả lỏng và thư giãn 2 tay trong vòng 10 phút.
- Bước 7: Thư giãn và ấn huyệt đầu, vai, gáy trong vòng 10 phút.
>>>> XEM NGAY: 16 Cách massage bấm huyệt toàn thân [Hướng dẫn chi tiết]
4. Vì sao nhiều người bị đau khi bị bấm huyệt?
Mặc dù đã tham khảo và áp dụng các bí quyết massage các huyệt đạo nhưng nhiều người vẫn gặp tình trạng đau khi bấm huyệt. Nguyên do có thể đến từ:
- Bạn mới bấm huyệt lần đầu, các huyệt đạo bị tắt từ trước nên sẽ gặp tình trạng căng cứng, khi bấm huyệt sẽ bị đau.
- Lực bấm huyệt quá mạnh.
- Do huyệt được bấm là vùng huyệt làm nóng dần lên khi vừa bấm vào, càng bấm, cơn đau sẽ càng giảm dần.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Massage Ấn Độ | Phương pháp trị liệu toàn thân hiệu quả
5. Một số lưu ý khi massage huyệt đạo
Khi massage huyệt đạo, bạn cần lưu ý:
- Nên massage 2 lần/ngày nếu bạn cần điều trị các bệnh mãn tính.
- Để có được độ hiệu quả như mong muốn, bạn nên kiên nhẫn thực hiện massage và thực hành xoa bóp nhất quán.
- Khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, bạn có thể áp dụng các phương pháp massage huyệt đạo bất cứ thời điểm nào trong ngày.
- Khi massage, không đè lên vết thương hở hoặc vùng da đang bị sưng, viêm.
- Hạn chế massage ở khu vực đang có mô sẹo, bầm tím, giãn tĩnh mạch, tổn thương da như mụn nhọt, mụn nước, phát ban.
- Nếu quá trình massage làm trở nặng tình trạng của bạn, nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ và chuyên gia lập tức.
>>>> ĐỌC THÊM: Massage thảo dược là gì? 7 công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ
Massage huyệt đạo hiện đang là phương pháp trị liệu được nhiều người áp dụng trong cuộc sống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm.
>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN: