Tinh dầu tràm gió có mùi hương dễ chịu và tác dụng rất tốt cho việc chống cảm lạnh, tránh gió cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tinh dầu tràm gió chứa hai hoạt chất là Eucalyptol chiếm 42 – 52% và α-Terpineol chiếm 5 – 12% có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu.
Tinh dầu tràm gió có mùi hương dễ chịu và tác dụng rất tốt cho việc chống cảm lạnh, tránh gió cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hãy cùng Oleo tìm hiểu thông tin chi tiết của sản phẩm tinh dầu tràm này nhé!!
Tinh dầu tràm gió chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho
Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy cho tinh dầu tràm gió hòa vào nước tắm cho bé. Hoặc có thể dùng dầu tràm gió thoa trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương của bé … sau khi tắm, trước lúc ra ngoài trời lạnh và khi thời tiết thay đổi nhằm mục đích dự phòng các bệnh lý như cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp. Điều này đặc biệt có ích cho trẻ nhỏ kể cả các bé sơ sinh.
Bé được tắm nước có pha loãng tinh dầu tràm gió sẽ giúp cho cơ thể được ấm áp, chống cảm lạnh, ho và muỗi đốt vì loại côn trùng này rất sợ mùi tràm gió. Cần chú ý rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé.
Tinh dầu tràm gió chống viêm nhiễm
Tinh dầu tràm pha với dầu thầu dầu với tỷ lệ 5 – 10% dùng nhỏ mũi để sát khuẩn, chống cúm, ngạt mũi. Dùng tinh dầu tràm pha với nước với nồng độ 0,2% để rửa vết thương. Để làm sạch không khí và tạo cảm giác dễ chịu trong nhà có thể cho vài giọt tinh dầu tràm vào chén nước nóng hoặc thấm vào miếng bông gòn đặt ở các góc nhà.
Tinh dầu tràm gió chống các triệu chứng đau nhức
Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp nên ngoài làm nóng để chữa đau khớp, nhức mỏi chân tay, đau đầu, đau bụng. Cho một giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng.
>>>> Tìm hiểu chi tiết: Tinh dầu tràm có tác dụng gì? Cách dùng hiệu quả
Tinh dầu tràm gió chữa mụn nhọt, trứng cá, da dầu
Dùng bông gòn tẩm dầu tràm thoa trực tiếp lên da và các vùng tổn thương mỗi ngày 2 lần, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, nên thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 – 4 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.
Tinh dầu tràm gió chống hôi miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm loét niêm mạc miệng
Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày. Ngoài ra, thêm một giọt dầu tràm trà vào kem đánh răng cũng đem lại hiệu quả tương tự. Cần lưu ý tuyệt đối không được uống dung dịch này.
Tinh dầu tràm gió trị gàu cho da đầu và nấm bàn chân
Dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà có thể trị gàu và loại bỏ chấy, giúp phục hồi tóc khô và hư tổn. Dùng thường xuyên dầu gội có tinh dầu tràm, nang tóc và da đầu sẽ được “khơi thông”. Tóc giữ được độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Khi bị nấm bàn chân dùng dầu tràm thoa vào vùng tổn thương.
Tinh dầu tràm gió làm sạch và dưỡng da
Hàng ngày nhỏ 10 – 12 giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và ngâm mình trong 30 phút, mỗi tuần 2 lần. Nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm gió nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm rồi sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ để giúp cho da mềm mại và mịn màng. Ngoài việc làm sạch và dưỡng da, loại tinh dầu này còn khiến cơ thể được thư giãn sau khi làm việc căng thẳng.
>>>> Tìm hiểu thêm: Top 10 loại tinh dầu thiên nhiên nguyên chất tốt nhất, giá rẻ 2023
Tắm xông hơi
Tắm hoặc xông hơi với tinh dầu tràm này giúp thư giãn, hồi phục cơ thể, giảm đau nhức cơ khi vận động nặng, luyện tập thể thao. Giảm các triệu chứng hắt hơi, cảm cúm, nghẹt mũi do cảm cúm, cảm lạnh.
Xông đốt
Để làm sạch không khí và tạo cảm giác dễ chịu trong nhà có thể cho vài giọt tinh dầu thiên nhiên tràm gió vào chén nước nóng hoặc thấm vào miếng bông gòn đặt ở các góc nhà. Nó có tác dụng phụ trợ cho việc loại bỏ bớt vi rút phòng chống cảm cúm, cảm lạnh trong nhà bạn.
Bạn cũng có thể sử dụng đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu để xông đốt sẽ hiệu thấy quả hơn rất nhiều.
Giảm đau nhức xương khớp
Hòa tinh dầu tràm gió theo tỉ lệ tinh dầu 5% – 10% với dầu mù u để xoa bóp khi cơ thể mệt mỏi do vận động mạnh, làm việc nặng, đau nhức do thời tiết.
– Tránh không để ở những nơi nóng, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, bụi bặm vì có thể làm bay hơi hoặc mất tác dụng của tinh dầu.
– Không để ngấm nước hay các sản phẩm khác rơi vào vì sẽ làm hỏng tinh dầu.
– Luôn đóng chặt nắp các lọ tinh dầu khi không sử dụng.
– Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
– Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm.
– Không bôi tinh dầu vào vết thương hở.
– Người bị bệnh kinh niên dùng có sự chỉ định của bác sĩ.